Nghệ thuật Phật Đà Kỷ Niệm Quán Phật Quang Sơn

Hình khắc nổi lập thể

Con đường đi bộ bao quanh Bổn quán, hành lang che nắng mưa ở phía Nam Bắc đều là nghệ thuật điêu khắc nổi hình lập thể, do ngài Tinh Vân sáng tạo, và cũng là sáng kiến của nghệ thuật Phật giáo, phát khởi tâm linh trí tuệ của mọi người, nhận thức sinh mạng đáng quý.

Hình Phật Đà hành hóa

22 “câu chuyện hành hóa của Phật đà”, đan xen những kệ ngữ của cổ đức, hiện rõ cuộc đời đức Phật bằng những câu chuyện quan trọng trong việc hoằng hóa, phước tuệ viên mãn.

Lời Thiền Tranh Thiền

tranh điêu khắc nổi

Năm 1993 hai vợ chồng họa sĩ nổi tiếng Trung Quốc Cao Nhĩ Thái, Bồ Tiểu Vũ dùng lời thiền của ngài Tinh Vân làm đề tài vẽ thành trăm bức tranh thiền với con người, loài vật, do Phật Quang Sơn thu thập. Phật Đà Kỷ Niệm Quán tuyển chọn 40 bức tranh, điêu khắc vẽ, sinh động giống như thật.

Tranh Hộ Sanh

“Tập Tranh Hộ Sanh” tranh điêu khắc nổi

Trên các bức tường vây quanh hành lang của tám tòa tháp có điêu khắc 70 bức tranh vẽ điêu khắc nổi để thuyết pháp “Hộ Sanh Họa Tập (Tập tranh hộ sanh)” và 14 bức dùng kệ ngữ của “Phật Quang Thái Căn Đàm”, tổng cộng có 86 bức tranh nổi Hộ Sanh. Tranh nổi “Hộ Sanh Họa Tập” là tranh châm biếm của Phong Tử Khải tiên sinh, phối hợp với thơ của Đại Sư Hoằng Nhất, thể hiện lòng từ bi và giới sát sanh mà Phật giáo đã đề xướng, nhờ vào đó tuyên dương khái niệm hộ sinh, thể hiện rõ lòng từ bi yêu thương chúng sinh bảo vệ chúng sinh của Phật Đà. Tranh nổi Hộ Sanh là do nhà điêu khắc hiện đại Diệp Tiên Minh khắc, nhà họa sĩ nghệ thuật truyền thống Trần Khải Minh vẽ.

Bia đá thư pháp của các nhà thư pháp nổi tiếng

Bia đá được làm bằng đá hoa cương màu đen, với 75 bài bản gốc “Phật Quang Thái Căn Đàm” của ngài Tinh Vân, được các nhà thư pháp nổi tiếng viết lên bia đá bằng nhiều kiểu chữ khác nhau, khắc trên tường, khí chất của người trí thức khiến cho mọi người ca ngợi không ngừng.các nhà thư pháp nổi tiếng bằng nhiều kiểu chữ khác nhau viết lên bia đá

Nhất bút tự

Cái gọi là “Nhất bút tự (một nét chữ)”, có nghĩa là nói về thư pháp mà Đại Sư Tinh Vân đã viết, mỗi trang đều chỉ cần một nét là viết xong từ đầu đến cuối, không được đứt đoạn; Nếu bị đứt đoạn hoặc ngừng nửa chừng, thì sẽ không thấy, không biết chính xác nên bắt đầu từ đâu để viết tiếp, do vậy Ngài chỉ có thể bắt buộc viết một hơi đến xong, một khi cầm bút viết là thành tác phẩm. Năm nay Ngài tuổi thọ 90 rồi, do vì mắc bệnh tiểu đường hơn 40 năm, dẫn đến võng mạc bị rách, vả lại tế bào ở bộ phận đáy mắt hóa vôi, thị lực của hai mắt mờ, hầu như nhìn không thấy, hai tay rung cầm cập càng không nghe lời sai bảo, nhưng Ngài nhờ vào “tâm nhãn”, viết thành một bức “nhất bút tự” mà nhiều người không sánh bằng.

Nơi thường triển lãm Thư pháp “Nhất Bút Tự” của ngài Tinh Vân tại Tháp Lục độ Phật Đà Kỷ Niệm Quán, cung cấp thư pháp “nhất bút tự”, cho du khách thưởng thức thư pháp trên khuôn in dập và nhất bút tự phim 3D. Trong quán còn có tiệm bán đồ kỷ niệm, dụng cụ có liên quan đến Nhất Bút Tự, thấy được cái đẹp nghệ thuật của “Nhất Bút Tự”

Điêu khắc đá

Nghệ thuật điêu khắc đá có cái đẹp cứng rắn, chân thật, nhà nghệ thuật quốc tế Ngô Vinh Tứ, Huệ Tâm khéo tay điêu khắc, dùng đá trắng ở Tuyền Châu khắc thành tám vị Tổ Sư của tám tông, dùng đá xô xanh ở Tuyền Châu khắc thành 18 vị La Hán, bức tượng có thần này đều linh hoạt hiển hiện. Mong đợi du khách tham quan để hiểu hiền thánh nhân của Phật giáo, thấy hiền thánh nhân liền suy đến chính mình cũng có thể trở nên như vậy.

18 vị La Hán

Tượng đá 18 vị La Hán nằm tại hai bên “Bồ Đề Đạo Tràng” trước Bổn quán. Toàn bộ 18 vị la hán bao gồm: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Phú Lâu Na, Tu Bồ Đề, Ca Chiên Diên, Đại Ca Diếp, A Na Luật, Ưu Ba Ly, A Nan, La Hầu La, Ca Lưu Đà Di, Tân Đầu Lư, Châu Lợi Bàn Đà Già, tỳ khoe ni Liên Hoa Sắc, tỳ khoe ni Đại Ái Đạo, tì kheo ni Diệu Hiền, La Hán Hàng Long và La Hán Phục Hổ, 18 vị La Hán ở đây khác nhiều với 18 vị La Hán bình thường chúng ta thấy.

Toàn bộ tạo tượng chủ yếu là 10 vị đại đệ tử của đức Phật, còn có thêm các vị La Hán trong “kinh A Di Đà” và La Hán Hàng Long và La Hán Phục Hổ thường thấy trong Phật giáo Trung Quốc, trong đó đặc biệt còn có ba vị Tôn giả: tỳ kheo ni Liên Hoa, tỳ khoe ni Đại Ái Đạo, tỳ kheo ni Diệu Hiền, điều này có liên quan đến người khai sáng Phật Quang Sơn đại sư Tinh Vân, Ngài tôn trọng ba vị tỳ kheo ni đã có sự cống hiến lớn cho Phật giáo, bèn đem ba vị Tôn giả này liệt vào trong 18 vị La Hán, thể hiện quan niệm bình đẳng của Phật giáo. Dưới đây là tên của 18 vị La Hán:

  • 大迦葉 (頭陀第一)[8] Đại ca Diếp (đầu đà đệ nhất)
  • 目犍連 (神通第一)[9] Mục Kiền Liên (thần thông đệ nhất)
  • 舍利弗 (智慧第一)[10] Xá Lợi Phất (trí tuệ đệ nhất)
  • 阿那律 (天眼第一)[11] A Na Luật (thiên nhãn đệ nhất)
  • 羅睺羅 (密行第一)[12] La hầu La (mật hạnh đệ nhất)
  • 阿難陀 (多聞第一)[13] A Nan Đà (đa văn đệ nhất)
  • 迦旃延 (論議第一)[14]Ca Chiên Diên (luận nghị đện nhất)
  • 迦留陀夷 (教化第一)[15] ca Lưu Đà Di (giáo hóa đệ nhât)
  • 賓頭盧 (福田第一)[16] Tân Đầu Lưu (phúc điền đệ nhất)
  • 周利槃陀伽 (解脫第一)[17] Châu Lợi Bàn Đà Già (giải thoát đệ nhất)
  • 優波離 (持戒第一)[18] Ưu Bà Ly (trì giới đệ nhất)
  • 富樓那 (說法第一)[19] Phú Lâu Na (thuyết pháp đệ nhất)
  • 須菩提 (解空第一)[20] Tu Bồ Đề (giải không đệ nhất)
  • 降龍羅漢迦毗摩羅[21] Ca Tỳ Ma La (la hán hàng phục rồng)
  • 伏虎羅漢彌勒尊者[22] tôn giả Di Lặc (la hán hàng phục hổ)

tỳ kheo ni Đại Ái Đạo (người nữ có tăng lạp cao nhất trong tăng đoàn ni chúng, di mẫu của Phật Đà (Ma Ha Ba Xà Ba Đề), lấy tôn xưng mẹ của đất nước mà xuất gia, người phụ nữ đầu tiên xuất gia và thành lập ni đoàn)

  • 妙賢比丘尼(女眾弟子中宿命通第一)[24] tỳ kheo ni Diệu Hiền (túc mạng thông đệ nhất trong tăng đoàn ni)
  • 蓮華比丘尼(女眾弟子中神通第一)[25] tỳ kheo ni Liên Hoa(thần thông đệ nhất trong tăng đoàn ni)

Tổ sư của tám tông

Phật Quang Sơn đề xướng Phật giáo Nhân gian, tám tông giáo đều hoằng truyền, cái gọi là “Mật giáo thì giàu có, Thiền tông thì nghèo nàn, Tịnh độ thì tiện lợi, Duy thức thì nhẫn nại, Gia tường thì tánh không, Truyền thống là Hoa nghiêm, Luật tông tu thân, Thiên thái tông tổ chức nghĩa lý” chính là đặc sắc lớn nhất của tám tông. Ngài Tinh Vân nhờ vào phong cách của Tổ sư tám tông làm gương cho xuất gia, tại gia lập thân xuất thế.

Phòng triển lãm

Bốn phòng triển lãm trong Phật Quán được chia thành hai phía Bắc và phía Nam, phía Nam có phòng triển lãm 1 và 2; phía Bắc có phòng triển lãm 3 và 4. Trong phòng triển lãm 1 và 2 có đặt tủ đảo hình lập thể trong suốt ở giữa,người du lịch có thể xem rỏ ràng tinh hoa của sản phẩm triển lãm; phòng triển lãm 3 và 4 có đặt các vách ngăn di động để các nhà nghệ thuật có thể tự do chuyển dời bố trí triển lãm. Lập ra bốn phòng triển lãm này, mục đích để kết nối với các nhà nghệ thuật nổi tiếng cùng mọi người kết nhiều duyên lành, nâng cao phong cách nghệ thuật nhân văn. Dù cho bạn là nhà thưởng thức hay chỉ là du khách, giàn giáo triển lãm ở đây thuộc về tất cả mọi người.

Phật Đà Ký Niệm Quán đẩy mạnh triển lãm biểu diễn văn hóa giao lưu hai nước, tại đây có trung tâm giao lưu văn hóa di sản Trung Quốc, ký hiệp ước hiệp nghị 5 năm hợp tác triển lãm với Phật giáo văn hóa di vật, cho đến triển lãm phi di sản, triển lãm đủ loại đa dạng nghệ thuật khác nhau. Các viện bảo tàng ở Trung Quốc liên tiếp và thường xuyên đến Phật Đà Ký Niệm Quán để triển lãm biểu diễn các loại nghệ thuật văn hóa, tất cả đều là vì chân, thiện, mỹ, làm phong phú tâm linh cho nhân loại, để khai tâm con người hướng đến ánh sáng tốt đẹp.